Luật Bóng Chày Cơ Bản Từ A – Z Cho Người Mới Học Chơi

Luật bóng chày là thông tin được nhiều người tìm kiếm trên mạng hiện nay. Nắm được các kiến thức cơ bản này sẽ giúp anh em biết cách chơi bóng chày và hạn chế việc phạm lỗi khi tham gia bộ môn thú vị này. Đây là một trong những trò chơi ngày càng có sức hút mạnh mẽ, nhiều người cảm thấy tò mò và muốn tìm hiểu kỹ về nó.  Hiểu tâm lý này, nhà cái M88 đã tổng hợp những điều cần biết về bóng chày để bạn tham khảo, theo dõi nội dung sau nhé.

Luật bóng chày về dụng cụ, kích thước sân

Bộ môn thi đấu nào cũng có quy chuẩn riêng về dụng cụ và kích thước của chúng. Khi tìm hiểu về bóng chày thì bạn cũng cần nắm được các kiến thức này.

Găng tay bắt bóng (baseball gloves)

Găng tay trong bộ môn này được dùng cho những vị trí đó là Catcher, Pitcher, Hatter. Sự kết hợp của loại da công nghiệp nhựa PVC tạo sự chắc chắn, giúp bắt bóng tốt hơn mà không tác động tới tay.

Gậy đánh trong luật bóng chày

Gậy bóng chày là loại dụng cụ thường được làm từ chất liệu gỗ, hợp kim. Nó có chiều dài 0,7m – 1m, trọng lượng không vượt quá 1kg. Hình côn sẽ to dần về phía đỉnh gậy, đường kính trung bình được quy định là 5cm. Phần tay cầm của gậy có chi tiết với mục đích làm tăng ma sát lúc vận động viên cầm.

Quả bóng

Theo luật bóng chày, bên trong quả bóng phải được làm bằng chất liệu cao su, bên ngoài có phủ da hoặc cao su, chỉ may bên ngoài chắc chắn và thường là màu trắng. Trọng lượng một trái bóng nặng khoảng 0,15kg, tuyến phố kính 6,8cm.

Luật bóng chày quy định kích thước sân

Sân thi đấu bóng chày có kích thước khá phức tạp, tuy nhiên bạn có thể lưu tâm đến những quy định sau:

  • Sân có 4 góc tạo thành một hình vuông, chiều dài các cạnh là 90 feet = 27,4m cho nam và 60 feet = 18,2m cho nữ.
  • Hình cánh quạt sẽ bao quanh cả sân, có kích thước 99m ở 2 bên (foul line), phần cung tròn liên kết hai đầu của vạch dừng có bán kính là 122m.
  • Các kích thước nhỏ bên trong thì có thể tính theo tỉ lệ là: 1 feet = 0,3048m.
Luật bóng chày về dụng cụ, kích thước sân
Luật bóng chày về dụng cụ, kích thước sân

Các thuật ngữ cơ bản trong luật bóng chày

Thực tế, bộ môn này còn chưa quen thuộc với mọi người bằng bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,… Sau đây là các thuật ngữ bóng chày cần nắm, giúp anh em hiểu hơn về bộ môn thể thao này.

Thuật ngữ về vị trí thi đấu

Sân bóng chày gồm có 9 vị trí thi đấu, tương ứng với một thuật ngữ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Pitcher: Người ném bóng cho Catcher.
  • Catcher: Người bắt bóng mà Pitcher ném.
  • First Baseman: Trong luật bóng chày, đây là vận động viên canh gôn số 1, có nhiệm vụ chụp lại các đường bóng được ném từ đồng đội ở khu vực Infielder (trong sân).
  • Second Baseman: VĐV canh gôn số 2, bắt các trái bóng từ khu vực Outfielder (ngoài sân).
  • Third Baseman: VĐV bảo vệ gôn số 3, nhiệm vụ chụp bóng khi Batter đối thủ đánh bóng trước khi nó chạm mặt đất.
  • ShortStop: VĐV tại vị trí trung tâm, chuyên phòng thủ.
  • Left Fielder: VĐV phòng ngự, đứng ngoài sân bên trái.
  • Center Fielder: VĐV phòng ngự ở giữa sân, chụp bóng khi Batter đánh giữa khu vực Outfielder.
  • Righ Fielder: VĐV phòng ngự, vị trí ngoài sân bên phải.
Thuật ngữ về vị trí thi đấu
Thuật ngữ về vị trí thi đấu

Thuật ngữ thi đấu trong luật bóng chày

Trong các trận thi đấu bóng chày, người ta sẽ sử dụng nhiều thuật ngữ để chỉ những ý nghĩa khác nhau. Sau đây là các từ ngữ chuyên ngành mà không phải ai cũng biết.

  • Strike out: Khi Batter (người đánh bóng) của đội đối thủ vung chày mà không đập trúng bóng (dù bóng có lỗi hay không), hoặc đập trúng nhưng bóng lại ra ngoài biên, mỗi lần như thế được tính là 1 Strike. Sau 3 lần Strike thì vận động viên bị loại.
  • Fly out: Khi Batter đánh trúng bóng nhưng bị cầu thủ của bên phòng ngự bắt thì Batter cũng sẽ bị loại.
  • Ground out: Nếu Batter đập trúng bóng, chạy về gôn và bóng chạm đất, nhưng cầu thủ của bên phòng ngự lại bắt được bóng và ném về phía gôn trước khi Batter chạy kịp tới nơi thì Batter sẽ bị loại.
  • Tag out: Luật bóng chày quy định, khi Batter đập trúng quả bóng và chạy về gôn, nhưng bị vận động viên của đội phòng ngự đang giữ bóng thì Batter bị loại.
  • Double play: Cùng lúc loại đi hai người.
  • Tripple play: Loại 3 người cùng lúc.
  • Foul: Batter đập bóng ra phía ngoài biên.
  • Ball: Pitcher ném bóng lỗi, bóng nằm ở ngoài vùng Strike và Batter không đập. Cứ 4 lần Ball thì được tính là 1 Walk.
  • Walk: Batter được phép đi bộ lên gôn 1 sau 4 phát Pitcher ném bóng lỗi hoặc bị ném trúng vào người.
Thuật ngữ thi đấu trong luật bóng chày
Thuật ngữ thi đấu trong luật bóng chày

Luật bóng chày mà bạn cần nắm rõ

Cũng giống như những môn thể thao khác, đối với bóng chày thì nó cũng có cho mình bộ luật thi đấu riêng. Anh em hãy bỏ túi các quy định cơ bản sau đây:

  • Một trận đấu diễn ra gồm có 2 đội, trong đó 1 đội phòng thủ và 1 đội tấn công. Mỗi đội có 9 thành viên tham gia, tương ứng với 9 vị trí trên sân thi đấu. Trận đấu bóng chày thường sẽ được diễn ra trong 9 hiệp, hai bên sẽ đổi vai trò cho nhau nếu có 3 vận động viên trong đội đánh bóng bị loại.
  • Theo luật bóng chày, trận đấu được điều khiển bởi các trọng tại (Umpire).
  • Điểm số được gọi là Runs, khi kết thúc 9 hiệp, đội nào ghi nhiều điểm hơn thì chiến thắng. Nếu như hai bên có khoảng cách quá chênh lệch thì trọng tài có quyền cho trận đấu kết thúc sớm, luật này được gọi là Called game.
  • Đối với trường hợp hòa, cả 2 đội sẽ thi đấu hiệp phụ cho đến khi nào tìm được bên chiến thắng cuối cùng.
  • Để ghi điểm, vận động viên đánh bóng của đội tấn công phải sử dụng gậy đánh trúng bóng, quả bóng bay càng xa thì càng tốt. Ngay sau đó, người này phải chạy đến các gôn và quay trở về Home Plate trước khi bên phòng ngự bắt được bóng và loại mình.

Xem thêm: Lịch Sử Bóng Chày Và Giai Đoạn Phát Triển Tại Việt Nam

Lời kết

Trên đây là nội dung chi tiết nhất về luật bóng chày dành cho những ai đang tò mò. Có khá nhiều điều cần nhớ nếu anh em đang muốn thử sức với BÓNG CHÀY. Hy vọng sau khi theo dõi bài viết, mọi người hiểu rõ hơn về bộ môn này. Cảm ơn đã đọc hết và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo nhé.

error: Content is protected !!